CÙNG DRD ĐẾN XÃ XUÂN THỚI SƠN CÓ 200 NGƯỜI KHUYẾT TẬT

25/06/2014 Leave a comment

Ngày 25/06/2014 vừa qua, đại diện Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã có buổi làm việc với Ông Lê Văn Phi – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, Chị Nguyễn Thị Diệu phụ trách các hoạt động liên quan Bình đẳng giới và Trẻ em, và anh Nguyễn Thành Vinh Chuyên trách đoàn viên thanh niên. Mục đích của buổi làm việc nhằm phối hợp với Ủy ban để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tự tin sống độc lập tại gia đình và cộng đồng.

Ảnh lưu niệm tại hội đồng nhân dân xã xuân thới sơn

Sau khi xem đoạn phim ngắn giới thiệu các hoạt động DRD, Ông Phi bày tỏ: “Hầu như 200 người khuyết tật với các dạng tật khác nhau đang sinh sống tại địa phương rất ít cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như tập huấn kỹ năng, hội thảo chuyên đề, giao lưu chia sẻ v.v… Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và phối hợp với DRD thực hiện các chương trình tạo sân chơi cho anh chị khuyết tật.”

Ảnh tham vấn đồng cảnh

Trong thời gian sắp tới, DRD sẽ làm việc với người khuyết tật tại xã nhằm khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp, và dựa vào đó thiết kế chương trình phù hợp, sát thực với nhu cầu của người khuyết tật. Hy vọng, DRD sẽ đem luồng sinh khí mới cho người khuyết tật có thêm cơ hội hòa nhập xã hội.

Bản tin DRD

PHÁT ĐỘN “NĂM THANH NIÊN TÌNH NGUYÊN 2014” VỚI KỸ NĂNG HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

22/06/2014 Leave a comment

Ngày 22/06/2014 vừa qua, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) đã được mời làm đại sứ tình nguyện tại buổi lễ phát động “Năm thanh niên tình nguyện 2014” do Hội Liên Hiệp Thanh niên Quận 10 tổ chức. Tham gia lễ Phát động, Bà Lưu Thị Ánh Loan – Giám đốc Trung tâm cùng trao xe lăn cho 3 NKT tại Quận 10.

 tặng xe lăn tại lễ ra quân

Nhà thiếu nhi quận 10

Khuôn viên Nhà thiếu nhi quận 10 được xây mới rất đẹp và khang trang.

Sau buỗi lễ phát động, Trung tâm DRD còn phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh niên quận 10 tổ chức buổi tập huấn “Kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật” cho 30 đoàn viên, thanh niên đang sinh hoạt trên địa bàn Quận 10. Buổi tập huấn với mục tiêu cung cấp thông tin liên quan các vấn đề về người khuyết tật, hướng dẫn cách hỗ trợ người khuyết tật đúng cách. Đây là hoạt động của dự án Sống độc lập dưới tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association).

Các bạn đoàn viên thanh niên rất năng động và chia sẻ nhiều suy nghĩ của các bạn về người khuyết tật. Buổi tập huấn diễn ra sôi nổi ngay từ đầu.

 Vòng tròn tham gia của các bạn thanh niên

Trong buổi tập huấn các nhân viên của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển đã chia sẻ những kinh nghiệm và cách hỗ trợ người khuyết tật đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả người hỗ trợ và người khuyết tật.

Thanh niên cùng tìm hiểu cách hỗ trợ người khuyết tật trên xe lăn

Anh Vũ hướng dẫn kỹ thuật trợ giúp người ngồi xe lăn

Cùng tình nguyện viên thực hành kỹ thuật hỗ trợ

Các bạn có cơ hội trải nghiệm khi sắm vai người khuyết tật và người hỗ trợ

Thanh niên tham gia thực hành kỹ năng

Ảnh lưu niệm cuối chương trình

Sau buổi tập huấn, Trung tâm DRD rất mong sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh niên cũng như Quận 10 trong việc tổ chức thêm các buổi tập huấn nhằm giúp các bạn đoàn viên thanh niên nâng cao kỹ năng làm việc với người khuyết tật.

Bản tin DRD

HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐÚNG CÁCH

31/05/2014 Leave a comment

Buổi tập huấn do trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) thực hiện vào ngày 31/5/2014 dành cho 25 bạn đoàn viên, thanh niên phường 12, Quận 10. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật và cung cấp các kỹ thuật hỗ trợ NKT đúng cách.

Khởi động chương trình

Khởi động đầu chương trình

Giới thiệu các hoạt động của DRD

Tìm hiểu về các hoạt động hỗ trợ của DRD

Thảo Luận

Đoàn viên tham gia tìm hiểu về người khuyết tật

Trong quá trình tham gia, đoàn viên có dịp tìm hiểu về xe lăn: cấu tạo, cách tháo lắp xe lăn khi hỗ trợ người khuyết tật. Và trải nghiệm cảm giác ngồi xe lăn có người hỗ trợ để hiểu về khó khăn của NKT khi tham gia lưu thông trên đường.

Anh Vũ hướng dẫn cách sử dụng xe lăn

Giới thiệu các kỹ thuật hỗ trợ đẩy xe lăn

Các bạn thực hành

Hướng dẫn các đẩy xe lăn lên bậc tâm cấp

Thực hành cách hỗ trợ và trãi nghiệm cảm giác ngồi trên xe lăn

Chương trình cũng bám sát vào đặc thù của công trình công cộng tại Tp.Hồ Chí Minh để các bạn đoàn viên được trải nghiệm cảm giác ngồi trên xe lăn và đẩy xe lăn di chuyển trên đường phố đông đúc từ trung tâm DRD đến Công viên văn hóa Lê Thị Riêng, trải nghiệm cách hỗ trợ người ngồi xe lăn lên dốc thoải, vượt các bậc thềm 1 bậc, nhiều bậc đúng kỹ thuật.

Hỗ trợ người khuyết tật qua xe lăn

Thực hành kỹ thuật di chuyển người khuyết tật qua xe lăn

Cách hỗ trợ người khiếm thị

Hướng dẫn di chuyển cho người khiếm thị

Hoạt động được đòan phường đánh giá cao về chuyên môn và ý nghĩa trong việc mang những hiểu biết đúng đắn về vấn đề khuyết tật đến cộng đồng. DRD hi vọng tiếp tục được sự ủng hộ và đồng hành của địa phương trong nhiều hoạt động hướng đến sự hòa nhập công bằng và bình đẳng của NKT.

Bản tin DRD

NGƯỜI KHUYẾT TẬT KHẢO SÁT NHÀ CHỜ XE BUÝT

24/05/2014 Leave a comment

Ngày 24-5, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) tổ chức cho một nhóm người khuyết tật đi khảo sát các trạm chờ và xe buýt tại một số tuyến đường ở TP.HCM.

ẢNh người khuyết tật được hỗ trợ lên xe buýt

Người khuyết tật khó khăn khi lên gờ nhà chờ xe buýt – Ảnh :Hồng Tâm

Kết quả khảo sát cho thấy: Hệ thống các nhà chờ xe buýt được thiết kế đường dốc xe lăn lên xuống, có khoảng không gian cho người khuyết tật như người đi nạng, người đi xe lăn. Tuy nhiên, khoảng cách từ mặt đường và lề đường còn khá cao gây khó khăn cho người khuyết tật đi xe lăn và chống nạng, việc lên xuống xe buýt sẽ rất bất tiện.

Hai tuyến số 41 và số 65 có sàn xe thấp, có chỗ trống dành cho người khuyết tật đi xe lăn, nhưng những tuyến khác sàn xe hơi cao.

Là thành viên trong nhóm khảo sát của trung tâm DRD, chị Nguyễn Thị Diệu Trinh chia sẻ: “Các dãy hành lang ở nhà chờ xe buýt ở Bến Thành cao và không có độ dốc, người khuyết tật  khó có thể tiếp cận. Người khuyết tật không thể lên xe nếu không có sự hỗ trợ của người khác.”

Chị Liêu Thị Ngọc Hiếu – điều phối viên của trung tâm DRD bày tỏ: “Đi một mình sợ lắm, không biết xoay sở ra sao. Đường dốc cao nên ngay cả người già lên còn khó khăn, huống là người khuyết tật.”

Chị Hiếu còn bày tỏ tâm tư: “Để khắc phục cho những công trình kế tiếp, các nhà đầu tư khi lên bản thiết kế nên thảo luận, lấy ý kiến trực tiếp từ người khuyết tật, để khắc phục những hạn chế của các công trình trước.”

Hoạt động lần này của DRD nhằm khảo sát và nêu đề xuất cụ thể để xây dựng và khắc phục những công trình mới dành cho người khuyết tật tại các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.

HỒNG PHÚC

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

KHẢO SÁT TIẾP CẬN NHÀ VỆ SINH 5 SAO

26/04/2014 Leave a comment

Đầu năm 2014, hàng loạt nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao đã được đưa vào sử dụng tại các công viên lớn trên địa bàn TPHCM… Những công trình này hoạt động phục vụ miễn phí, sạch sẽ, hiện đại, có người trực từ 5g đến 22g… Đặc biệt, mỗi khu vệ sinh đều có một phòng dành riêng cho người khuyết tật (NKT), chính đối tượng ưu tiên đã nhận thấy nhiều điểm chưa thực sự phù hợp trong thiết kế và xây dựng.

Sáng ngày 26 – 4, nhóm 10 người khuyết tật (NKT) đang sinh hoạt tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) vừa có chuyến khảo sát một số công trình nhà vệ sinh công cộng 5 sao tại các công viên Tao Đàn, 23 – 9, Lê Văn Tám.

Ảnh đoàn khảo sát công trình công cộng của DRD

Đội khảo sát công trình công cộng của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển

Trương Huy Vũ (Điều phối người hỗ trợ cá nhân Dự án Sống độc lập thuộc DRD) chia sẻ: “Nhà vệ sinh 5 sao có rất nhiều hạng mục được thiết kế dành riêng cho NKT mà những công trình công cộng trước đây không có như lối lên xuống dốc thoải chứ không phải bậc tam cấp, có thanh tay vịn, bồn rửa tay thấp… Tuy nhiên, hầu hết những điểm này đều chưa đạt chuẩn tiếp cận, gây khó khăn cho NKT”.

Tại các nhà vệ sinh được khảo sát, NKT ngồi xe lăn đều không thể tự di chuyển vào bên trong được mà phải có người hỗ trợ đẩy từ phía sau vì dốc lên khá cao, dễ bị bật ngửa. Chị Diệu Trinh, khuyết tật vận động, di chuyển bằng nạng cũng chia sẻ: “Nền gạch ở lối lên xuống láng mịn, không có độ nhám, nên những người đi nạng như tôi rất dễ trơn trượt, té ngã”.

Ảnh Người khuyết tật đi nạn trên bật dốc trơn trợt

Lối lên xuống dễ trơn trượt

Ảnh tay vịnh nhà vệ sinh khá ngắn

Thanh tay vịn lối lên xuống đột ngột hết có thể khiến NKT yếu chân không tiếp tục đi lên được hết dốc vào bên trong nhà vệ sinh

Đáng nói là tại công viên Tao Đàn, cửa phòng vệ sinh còn quá hẹp, NKT sử dụng xe lăn không thể vào trong được. Bồn rửa tay tuy thấp nhưng phía dưới bồn là tủ đựng dụng cụ, xe lăn không luồn vào được nên NKT chỉ có thể ngồi nghiêng và rửa từng tay một.

Ảnh người khuyết tật đi xe lăn vào cửa nhà vệ sinh khá hẹp

Cửa phòng nhỏ, xe lăn không vào được

Ảnh người khuyết tật ngồi xe lăn phải cố gắn lắm mới sử dụng được bồ rửa tay

NKT ngồi xe lăn phải chồm người về phía trước mới với tới vòi nước vì không gian bên dưới bồn rửa không trống

Trong phòng vệ sinh dành cho NKT không hề có bảng hướng dẫn sử dụng thanh tay vịn (vốn được dựng thẳng trên tường, rất khó thấy, cần níu ra để sử dụng) và cũng không có những ký hiệu bằng chữ nổi để khiếm thị nhận biết…

Chị Liêu Thị Ngọc Hiếu (Điều phối dự án Sống độc lập) cho biết: “Tôi đã được đi khảo sát vệ sinh công cộng tại Nhật Bản. Phòng vệ sinh dành cho NKT của nước bạn còn có cả một chuông báo động để phòng khi họ gặp sự cố trong đó thì có thể bấm để nhân viên trực bên ngoài vào giúp đỡ”.

Theo một số nhân viên làm việc tại đây, rất ít NKT sử dụng dịch vụ công cộng này, chiếm chưa đến 10%, chủ yếu là người khiếm thị và khuyết tật nhẹ. Và khi NKT đến thì họ cũng không biết làm thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ đúng cách, thái độ của một số nhân viên chúng tôi được tiếp xúc cũng không thân thiện. Vì ít NKT sử dụng nên không gian bên trong phòng vệ sinh ưu tiên được dùng để chứa giấy lau tay, thùng giấy, nhân viên nói: “Có ai đi phòng đó đâu. Không có chỗ để nên để vào trong đó có sao đâu!”.

Sau chuyến khảo sát này DRD sẽ tập hợp lại những ý kiến gửi đến những cơ quan chức năng để những công trình vệ sinh công cộng sắp tới được xây dựng sẽ thiết kế sát hơn với nhu cầu của người khuyết tật.

THANH HOA

GIAO LƯU VÀ GIỚI THIỆU MÔ HÌNH SỐNG ĐỘC LẬP TẠI MÁI ẤM PHAN SINH

20/04/2014 Leave a comment

Sáng chủ nhật ngày 20/04/2014, Dự án Sống Độc Lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (gọi tắt DRD), dưới sự tài trợ bởi Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản đã tổ chức buổi giao lưu và giới thiệu mô hình sống độc lập tại mái ấm Phan Sinh – nơi nuôi dưỡng các anh khuyết tật nặng do tổn thương tủy sống. Đây cũng là dịp nhằm giúp 20 thành viên trong dự án nâng cao kỹ năng giao tiếp, mở rộng thêm mối quan hệ thông qua chương trình sống độc lập.

Trò chơi khởi động gây náo nhiệt góc sân nhỏ của mái ấm Phan Sinh

20140420giaoluuphansinh

 Trò chơi khởi động gây náo nhiệt góc sân nhỏ

Chị Diệu Trinh chia sẻ cùng nhóm

Chị Diệu Trinh chia sẻ những trải nghiệm

Buổi giao lưu ban đầu có chút e dè từ nhóm Phan Sinh. Tuy nhiên sau trò chơi khởi động, làm quen gây náo nhiệt một góc sân vốn ngày thường rất yên tĩnh của mái ấm đã rút ngắn khoảng cách ngại ngùng, rụt rè giữa đôi bên. Sự truyền cảm hứng này đã khiến nhóm Phan Sinh bắt đầu mở lời chia sẻ, đặc biệt khi nghe câu chuyện của chị Diệu Trinh kể về những biến cố buồn, vui mà cuộc đời chị đã trải qua.

Các anh Phan Sinh giao lưu cùng mọi người

Các anh Phan Sinh giao lưu cùng nhóm

Cuối chương trình, cả nhóm cùng tham dự Tuần lễ Phục Sinh với mái ấm Phan Sinh do cha Bảo Lộc giảng đạo. Trong buổi lễ, nhân viên dự án được cha Bảo Lộc mời giới thiệu về DRD, về sự thay đổi tích cực của anh chị khuyết tật tham gia các hoạt động tại DRD, đây cũng là cơ hội để mọi người biết rõ hơn về mô hình sống độc lập dành cho người khuyết tật nặng.

Nhân viên dự án giới thiệu các hoạt động DRD

Cha Bảo Lộc phát biểu: “Những việc trung tâm DRD đang thực hiện là giúp con người phát triển, giúp các bạn khuyết tật trỗi dậy để thay đổi cuộc đời. Chính sự trỗi dậy đó sẽ khiến cộng đồng thay đổi cách nhìn nhận tích cực hơn về người khuyết tật.”

Chụp hình lưu niệm

Cùng nhau chụp hình lưu niệm

Bản tin DRD

SỰ HỖ TRỢ GIỮA NGƯỜI ĐỒNG CẢNH

06/04/2014 Leave a comment

Chủ nhật ngày 06/04/2014 vừa qua, tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (gọi tắt là DRD) đã tổ chức Tham vấn đồng cảnh cho 15 anh chị khuyết tật. Đây là một trong chuỗi hoạt động của dự án Sống Độc Lập, dưới sự tài trợ bởi Quỹ Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản

Tham vấn đồng cảnh

Ảnh 2 bạn khuyết tật chia sẻ với nhau

Tham vấn đồng cảnh là hoạt động quan trọng trong việc hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập, là quá trình giúp đỡ lẫn nhau giữa những người khuyết tật có dạng tật giống nhau. Thông qua tham vấn đồng cảnh, người khuyết tật được chia sẻ, lắng nghe, được chấp nhận bản thân, để từ đó họ có thể lấy lại sự tự tin và tự đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ.

Ngoài ra, các tham dự viên có cơ hội trải nghiệm nhiều phiên tham vấn với những câu hỏi đơn giản nhưng mang tính gợi mở từ các thành viên nòng cốt (họ không cho lời khuyên đối với thân chủ). Bởi vì, mỗi thân chủ đều có khả năng giải quyết vấn đề khác nhau, do đó, hoạt động tham vấn đồng cảnh đã và đang chứng minh hiệu quả việc năng cao năng lực cho người khuyết tật theo triết lý “Tự chọn lựa – Tự quyết định – Tự chịu trách nhiệm”.

Khép lại chương trình là phần lượng giá và rút kinh nghiệm cho những buổi sinh hoạt kế tiếp. Nhìn chung, tham vấn đồng cảnh đã và đang được sự ủng hộ nhiệt tình của anh chị khuyết tật: “Có nhiều điều không biết bày tỏ cùng ai, nhưng chính sự chia sẻ cởi mở cũng như sự khuyến khích của các bạn đồng cảnh đã giúp chúng tôi dạn dĩ hơn, bớt dần mặc cảm tự ti về khuyết tật, từ đó, chúng tôisống lạc quan và năng động hơn”.

Bản tin DRD

CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ TỪ THIỆN

16/03/2014 Leave a comment

Nhằm phân biệt rõ sự khác nhau giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện, sáng 16-03-2014, dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD dưới sự tài trợ của quỹ Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association) đã tổ chức chuyên đề “Phân biệt Công tác xã hội và Từ thiện”. Chương trình thu hút 25 người tham gia gồm anh chị khuyết tật, người hỗ trợ cá nhân, tình nguyện viên.

15220-songdoclap
Chị Thu Huyền chia sẻ ý kiến về khác nhau giữa Công tác xã hội và từ thiện

Bên cạnh lý thuyết, tham dự viên đã thảo luận sôi nổi các tình huống thực tế và có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề được giải thích cặn kẽ bởi Thạc sĩ Lưu Thị Ánh Loan và nhân viên dự án.

Theo đó hoạt động từ thiện chủ yếu xuất phát từ lý do cá nhân muốn làm điều tốt để giúp đỡ người khác. Các hình thức của hoạt động từ thiện thường là tặng quà (nhu yếu phẩm, quần áo, bánh kẹo…) hoặc xây nhà, xây cầu. Tuy nhiên thời gian thực hiện ngắn chỉ từ một buổi đến một vài tháng, không có sự tham gia của người dân, tính bền vững và hiệu quả giúp đỡ không được lâu dài.

15220-songdoclap1
Nhóm thảo luận về Công tác xã hội và từ thiện.

Trong khi đó, hoạt động công tác xã hội là một ngành khoa học có phương pháp nhằm giúp cá nhân hay cộng đồng tự giải quyết những vấn đề của họ. Hoạt động này gồm có 5 bước cụ thể: Xác định và định nghĩa vấn đề, Phân tích vấn đề, Lên kế hoạch giải quyết, Thực hiện kế hoạch và Lượng giá hoạt động. Công tác xã hội quan tâm đến nhiều đối tượng khác nhau như: người khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo, bệnh nhân trongbệnh viện, lao động trong nhà máy, học sinh trong trường học, tội phạm…

Bảy nguyên tắc nghề nghiệp trong công tác xã hội:

  • Chấp nhận thân chủ.
  • Tạo điều kiện, tình huống để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề.
  • Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ.
  • Cá biệt hóa. Xem thân chủ như một thực thể riêng biệt, không so sánh.
  • Kín đáo, giữ bí mật.
  • Luôn ý thức về vai trò của mình.
  • Xây dựng mối quan hệ công việc với thân chủ

Bản tin DRD

BA NGÀY SỐNG ĐỘC LẬP CÙNG MIỀN BIỂN

03/03/2014 Leave a comment

Vào những ngày đầu tiên của tháng Ba, khi thời tiết Sài Gòn dần chuyển sang oi bức, nóng nực và ngột ngạt, hơn 30 người (bao gồm người khuyết tật và P.A- người hỗ trợ cá nhân) đã được tham gia vào chuyến đi dã ngoại đến vùng biển Mũi Né xinh đẹp và mát lành.  Đây là chương trình do dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD tổ chức, dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association).

Chuyến đi nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cộng đồng để mọi người hiểu hơn về nhu cầu được tiếp cận các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí của NKT.

Đúng 6h30 sáng ngày 1/3, cả đoàn đã có mặt đầy đủ tại Ga Sài Gòn để bắt đầu khởi hành. Nhưng phương tiện cho chuyến dã ngoại lần này không phải là buýt 104 quen thuộc, cũng không phải là tàu lửa, mà là chiếc xe 45 chỗ ngồi của hãng du lịch VYC Travel. Đây cũng chính là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị không chỉ với đoàn Sống độc lập mà còn đối với cả 5 thành viên của công ty du lịch này bởi theo như chia sẻ của họ thì đây là lần đầu tiên đoàn phụ trách chuyến đi cho nhiều NKT đến vậy.

Gần 10 chiếc xe lăn mang theo, được PA và phụ xe xếp gọn gàng vào thùng xe, để tiện cho việc hỗ trợ di chuyển cho các anh chị khuyết tật nặng. Chuyến đi này không làm mất sức của tình nguyện viên phụ trách quản trò cho cả đoàn chơi trò chơi trên xe, bởi anh hướng dẫn viên du lịch- với chất giọng lúc trầm ấm lúc hóm hỉnh cùng những kiến thức thú vị về lịch sử dẫn đến tên gọi của nhiều vùng miền của đất nước và câu chuyện về những mối tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người. Hầu như không ai thấy mệt mỏi trên suốt chặng đường dài 220km từ TP HCM đến Mũi Né.

Sau 5 tiếng ngồi trên xe, cả đoàn đến Resort Mũi Né đúng vào giờ ăn trưa. Buổi trưa hôm đó và tất cả những bữa ăn trong ba ngày ở Phan Thiết đều có các món ăn đặc sản nơi đây dành cho khách du lịch như tôm, ghẹ, cá, khô, tép, thanh long… Khu resort xinh đẹp nằm sát biển, thoáng đãng và mát mẻ đã xóa tan hết không khí Sài Gòn còn đọng lại trong suy nghĩ của mọi người.

15145-phanthiet06

Vài hình ảnh khu resort Mũi Né Bay rất tiếp cận, thuận tiện cho sinh hoạt của đoàn

Thời gian 2 ngày 1 đêm tại Mũi Né, Phan Thiết, mọi người đã có được khoảng thời gian ngập tràn tiếng cười và nhiểu trải nghiệm.

Trên bãi biển, cả đoàn cùng nhau tham gia các trò chơi tập thể. Trò chơi bịt mắt sờ mặt và đoán ra các thành viên trong nhóm của mình là thử thách để kiểm tra sự thấu hiểu lẫn nhau.

15145-phanthiet07

Truy tìm đồng đội bằng cách sờ mặt nhau…

Trò chơi chuyền trái tắc cho nhau bằng một cái muỗng nhỏ cắn ở miệng đòi hỏi mọi người phải khéo léo và ăn ý nhau.

15145-phanthiet08

Cùng nhau chuyền tắc là trò được chia sẻ là mỏi răng, nhức mắt nhưng lại rất vui khi được dịp “gần nhau đến thế!”

Trò chơi đào hố và chui qua hang cát mà không đụng cây nạng đặt trên mặt cát lại cần sự cố gắng của mỗi thành viên và một chút tính toán sao cho phù hợp.

15145-phanthiet09

15145-phanthiet10

Trò chơi: Đào hang cát vô cùng hứng thú khi cả nhóm phải tạo ra hang cát đủ lớn để các thành viên chui qua.

Trò chơi đoàn tàu cò kéo nhau ra biển buộc thành viên trong mỗi đội phải rướn hết khả năng của mình để không trở thành gánh nặng cho những thành viên còn lại.

15145-phanthiet11

15145-phanthiet12
Trò đua ghe ngo ra biển ^_^

Tất cả những trò chơi này giúp cho mọi người đoàn kết, chia sẻ và quan tâm giúp đỡ nhau hơn.

Sau khi chơi, cả nhóm được hỗ trợ di chuyển ra biển. Có rất nhiều anh chị trong đoàn lần đầu tiên biết đến cảm giác được sóng biển đánh vào, mơn man ngay đôi chân mình.

Hồng Ngọc chia sẻ: “Đây không phải là lần đầu mình ra biển. Nhưng những lần trước đây mình toàn phải ngồi lại trên bờ để giữ đồ cho mọi người thôi. Nên bây giờ mình thấy hạnh phúc lắm!”.

 15145-phanthiet01

Anh Thái Châu xúc động: “Mấy chục năm rồi tôi mới lại được tắm biển. Nhà tôi gần biển nên ngay từ nhỏ tôi đã được tắm biển nhiều rồi, nhưng từ khi bị khuyết tật liệt hai chân đến nay, tôi chưa từng trở lại biển. Thỏa lòng nhớ biển rồi!”.

 15145-phanthiet02

Anh Nguyễn Chung Tú chia sẻ đây là lần đầu tiên anh được xuống biển.

Ngoài việc được tắm biển thỏa thích, đoàn còn được đến giao lưu với những người khuyết tật đang làm việc tại xưởng tranh cát Phi Long, xây dựng mối quan hệ và giới thiệu mô hình Sống độc lập mà DRD đang thực hiện. Mọi người cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, quá trình thành lập cơ sở tranh cát này và cách làm sản phẩm tranh cát nổi tiếng này.

 15145-phanthiet03

Anh Đức – công nhân cơ sở tranh cát Phi Long đang thực hiện bức Mã đáo thành công

15145-phanthiet04
Đoàn cũng đã mua một số sản phẩm ở đây để làm quà tặng.

15145-phanthiet13
Chụp hình kỉ niệm tại cơ sở tranh cát Phi Long.

Trên đường về, mọi người lại ghé thăm trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ đã tham gia giảng dạy trước đây và vào mua những đặc sản Phan Thiết ở cơ sở khô mắm. Hành lý mang từ Mũi Né trở về Sài Gòn dường như nặng lên gấp bội bởi những kỷ niệm khó quên và cả những đặc sản ấy nữa.

15145-phanthiet14

15145-phanthiet15
Đoàn thăm trường Dục Thanh 

Đến 19h30 ngày 3/3, cả đoàn đã có mặt tại thành phố mang tên Bác, kết thúc chuyến hành trình đầy thú vị và nhiều niềm vui.

Chuyến đi đã đáp ứng yêu cầu ban đầu mọi người đưa ra là “yêu thương – an toàn – tôn trọng”. Như đã hẹn trước, Sống độc tập luôn hứa hẹn những chuyến đi, và những chuyến đi ngày càng nhiều trải nghiệm hơn, để luôn được mọi thành viên mong ngóng và chờ đợi!

THANH HOA

TẬP HUẤN KỸ NĂNG HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

21/02/2014 Leave a comment

Người khuyết tật (NKT) gặp nhiều trở ngại khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt khi hòa nhập vào xã hội không còn là hình ảnh xa lạ với nhiều người. Với các bạn trẻ, họ đang tìm cho mình ý nghĩa sống nhân văn qua những hoạt động đồng hành và hỗ trợ NKT, nhưng hỗ trợ như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Để giải quyết vấn đề này và cung cấp thêm cho các bạn trẻ những kiến thức và kỹ năng liên quan, ngày 21/2/2014 vừa qua, Trung tâm khuyết tật và phát triển (DRD) đã thực hiện buổi “Tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật” cho 20 bạn trẻ là các sinh viên, tình nguyện viên, nhân viên đang làm việc tại các tổ chức xã hội.

Chương trình do dự án “Sống độc lập” tổ chức dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association).

15104-taphuanhotrocanhan01
Quang cảnh buổi tập huấn

Đây là dịp để các bạn có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về một số vấn đề căn bản của lĩnh vực khuyết tật. Người khuyết tật là ai? Họ cần gì? Nên hỗ trợ họ trong hoàn cảnh nào? Hỗ trợ như thế nào là đúng nhất? là những nội dung chủ yếu được truyền tải xuyên suốt buổi học.

15104-taphuanhotrocanhan02
Bạn Sinh đang nói về những hiến kế của mình “ mỗi xe buýt nên có ván cho người khuyết tật tiện di chuyển lên và xuống”

Ngoài lý thuyết, các bạn còn được trực tiếp  tìm hiểu sơ bộ về các bộ phận của 1 xe lăn thông thường và biết thêm về 1 số xe lăn chuyên dụng trong 1 số trường hợp khẩn cấp (xe lăn đi trên bậc thang, xe lăn hẹp qua cửa thang máy, toilet,…). Cách tháo lấp xe lăn và sử dụng xe lăn cơ bản cũng được những người phụ trách có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn chi tiết.

15104-taphuanhotrocanhan03
Anh Trương Huy Vũ đang hướng dẫn tháo lắp xe lăn thông thường

Quan trọng nhất là phần thực hành. Thông qua các hoạt động, trò chơi…được thiết kế kỹ, các bạn có dịp áp dụng những điều vừa được truyền tải ngay vào thực tế. Đẩy xe lăn lên xuống các bậc thềm, đường dốc, di chuyển từ khu vực trong nhà của hội quán “Đời Rất Đẹp” ra công viên Lê Thi Riêng cách đó hơn 50m,… các bạn được trải nghiệm bổ ích khi là người khuyết tật ngồi trên xe lăn và trong vai trò của một PA (Personal Assistant).

Một số hoạt động tại buổi chia sẻ:

 15104-taphuanhotrocanhan04

 15104-taphuanhotrocanhan05

 15104-taphuanhotrocanhan06

15104-taphuanhotrocanhan07

15104-taphuanhotrocanhan08

Có thể nói, không một kiến thức nào có thể nhớ lâu và hiểu sâu sắc bằng việc thực hành thực tiễn. Là một trong những sinh viên tham gia tập huấn, tôi tin rằng các bạn đã có thể hiểu hơn và tự tin hơn nhiều trong việc hỗ trợ NKT khi nắm vững các kỹ thuật.

NHƯ NGÂN-DRD

NHỮNG NGÓN TAY ĐAN

05/01/2014 Leave a comment

Chiều 5-01-2014, 40 thành viên của dự án Sống Độc Lập đã đến và gắn kết với nhau trong buổi sinh nhật ấm áp “Những ngón tay đan giữa PA và User”, tại Trung tâm khuyết tật và phát triển (DRD), chương trình được tài trợ bởi Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association).

Những hình ảnh đầu tiên của các thành viên tham gia dự án được tái hiện qua đoạn video ngắn, nhưng ai cùng xúc động. Người xem cười ồ lên khi thấy mình ba năm trước, nhút nhát hơn, ngây ngô hơn, trẻ hơn, dại khờ hơn… Rồi buổi văn nghệ cây nhà lá vườn do chính các thành viên yêu thích ca hát của Sống Độc Lập đã làm khuấy động sân khấu. Những tràng pháo tay khích lệ, những lúc say sưa hát cùng nhau, không khí ấm dần lên bởi những tiếng cười.

 14974-20140105nhungngonstaydansinhnhatil3

14974-20140105nhungngontaydansinhnhatil3

Phần kịch tính nhất của chương trình là cuộc thi “Vượt chướng ngại vật”, khi các đội phải đi qua rào chắn là các ghế nhựa bằng sự chỉ dẫn của đồng đội mà không được phép nhìn đường. Ai cũng lúng túng ở vòng đầu tiên, đi tới đi lui vẫn va lung tung vào các vật cản. Nhưng qua vòng tranh tài thứ hai, các đội đã thuần thục hơn trong cả khâu hướng dẫn và di chuyển. Cuối cùng, đội gồm ba thành viên Ngọc, chị Linh, Hảo…đã giành chiến thắng suýt soát, chỉ hơn đối thủ về nhì gần 8 giây.

 14974-20140105nhungngontaydansinhnhatjil3

Chương trình bắt đầu từ trưa, nhưng đến cuối buổi chiều, một số thành viên mới xuất hiện. “Mình phải học nhóm với các bạn đến tận 17 giờ, xong việc là mình tranh thủ qua đây ngay”,  Đào Mỹ Thương – sinh viên trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin, giải thích. Ba năm trước, Thương từng là người sử dụng – User của dự án. Nhưng giờ đây, Thương đã có thể độc lập trong cuộc sống mà không cần sự hỗ trợ của  người hỗ trợ cá nhân – PA. Thương xúc động nhớ lại những ngày đầu: “Các bạn PA đã hỗ trợ mình rất tốt. Chính các bạn đã giúp mình tự tin hơn, biết chấp nhận người khác hơn. Điều đó đã giúp mình có thể tự sinh hoạt khi biết chủ động tìm kếm sự giúp đỡ từ cộng đồng xung quanh”.

 14974-20140105nhungxngontaydansinhnhatil3

Cuối cùng, chiếc bánh sinh nhật được đem ra. Đèn tắt, ánh nến lung linh được thắp lên và khúc nhạc êm dịu được bật. Giờ của những chia sẻ, những cái siết tay thân tình. “Hãy nghĩ về ngày hôm nay, hãy nghĩ về những ngày đầu tiên…”, giọng nói dẫn dắt của Huỳnh Kim Phụng – Điều phối người hỗ trợ cá nhân như đưa mọi người hồi tưởng về những ngày xa xưa, nhớ về những bước tiến của bản thân trong suốt ba năm, nhớ về những người bạn đã đứng bên cạnh giúp mình thay đổi.

 14974-20140105nhungngontaydansinhnhaatil3

Lê Thị Ngọc, PA trẻ tuổi nhất  (21 tuổi) nhưng là một trong những người gắn bó với dự án lâu nhất, đỏ hoe đôi mắt. “Nhắm mắt lại là thấy khoảng thời gian ba năm làm việc vừa qua, thấy mình kết bạn với nhiều người, biết mình đã hiểu thêm nhiều người. Đây là công việc mang lại nhiều cảm xúc. Quan tâm người khác, nhưng cũng được người khác quan tâm. Ký ức đẹp nhất của mình trong công việc đó là bữa tiếc sinh nhật đầu tiên mà mọi người tổ chức cho mình…”, Ngọc tâm sự.

Chị Liêu Thị Ngọc Hiếu, nhân viên dự án, cũng xúc động: “Tôi vui lắm vì thấy các bạn đã trưởng thành hơn so với ba năm trước rất nhiều khi tham gia dự án. Bằng chứng là các bạn đã đến ngày hôm nay với nụ cười rất tươi. Buổi sinh nhật này cùng chính do các bạn lên kế hoạch tổ chức. Nhiều người lần đầu tiên sắm những vai trò mới như Muội lần đầu tiên là trưởng nhóm cho sự kiện, Phương lần đầu tiên làm MC – người dẫn chương trình… Nhưng ai cũng tự tin và làm tốt vai trò của mình”.

 14974-20140105nhungngontayddansinhnhatil3

Một chiếc cốc được chuyền tay nhau. Người cầm trong tay chiếc cốc lặng yên nhận những lời khen từ cộng đồng xung quanh mình. Ai đó được khen nghị lực,  ai đó được khen đáng yêu…Mặt ại cũng đỏ rần vì lời khen gởi về mình, hạnh phúc, thẹn thùng.

“Hãy trở thành anh hùng theo cách của bạn” như một lời thúc đẩy mọi người dám tiến lên phía trước, đón nhận và sống một cuộc đời tự tin, dũng cảm và hữu ích hơn.

XUÂN THẢO

Một lời chúc được chia sẻ trong ngày sinh nhật:

Bạn đã từng không vui, không hạnh phúc, từng tủi thân, từng đau khổ. Tất cả đã là quá khứ. Một năm mới bắt đầu cũng là lúc Sống Độc Lập tròn 3 tuổi. Mong rằng với những gì bạn được IL tiếp sức, bạn sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và tự tin đạt được ước mơ của riêng mình.

NÂNG CAO KỸ NĂNG THAM VẤN ĐỒNG CẢNH

15/12/2013 Leave a comment

Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập, ngày 15/12/2013, dự án Sống Độc Lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (gọi tắt DRD) đã tổ chức chương trình nâng cao năng lực về kỹ năng tham vấn đồng cảnh cho nhóm nòng cốt – những anh chị gắn bó với hoạt động tham vấn.

Với phương pháp lấy học viên làm trọng tâm, nhiều câu hỏi – đáp thu hút sự quan tâm của tham dự viên: Tham vấn đồng cảnh là gì? Vai trò của tham vấn viên? Lợi ích của thân chủ?… được phân tích chi tiết bởi tập huấn viên Thạc sĩ Lưu Thị Ánh Loan.

Bên cạnh lý thuyết là phần thực hành, tất cả tham dự viên có dịp trải nghiệm nhiều phiên tham vấn mẫu qua sự quan sát và góp ý của những thành viên trong nhóm.

 14896-20131512nangcaokynangthamvandongcanh

14896-20131512nangcaokynangthamvandongcarnh

Tham dự viên chia sẻ: “Việc khơi gợi thân chủ chia sẻ vấn đề là một điều không dễ dàng, nó đòi hỏi tham vấn viên phải có sự đồng cảm sâu sắc với người đồng cảnh. Chương trình nâng cao này giúp tôi thêm tự tin khi ở vai trò tham vấn viên.”

Một chia sẻ khác: “Kiến thức và kinh nghiệm của tập huấn viên đã giúp tôi hiểu hơn về năng lực của mình mà còn cho tôi những trải nghiệm thực tế, qua đó, tôi thấy cần chuẩn bị những gì cần thiết để thực hiện tốt vai trò của người tham vấn viên.”

Bản tin DRD

HỘI THẢO LƯỢNG GIÁ 3 NĂM HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN SỐNG ĐỘC LẬP

08/12/2013 Leave a comment

Những chia sẻ chân thành, những nụ cười giòn tan hay nghẹn ngào xúc động là những cảm xúc xuất hiện trong “Hội thảo lượng giá 3 năm hoạt động dự án Sống Độc Lập” diễn ra vào sáng chủ nhật (08/12/2013) vừa qua tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD, 91/8E Hòa Hưng, phường 12, quận 10.

Dự án Sống Độc Lập do DRD triển khai thực hiện từ 01/08/2010 dưới sự tài trợ của Quỹ Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association). Đến tham dự hội thảo có đại diện Human Care Association,ông HiroakiFurihata, bà Dương Hiền Hạnh, Phó khoa công tác xã hội, trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, cố vấn dự án tàu điện ngầm Metro 2 và hơn 50 người khuyết tật nặng đang tham gia các hoạt động của dự án.

 alt

Những bạn đoạt giải cuộc thi “Nhật ký Cỏ Lông Chông”

Mở đầu buổi hội thảo là phần trao giải cuộc thi “Nhật ký cỏ lông chông” đã được DRD phát động hơn 3 tháng qua nhằm đánh giá quá trình thay đổi tích cực của đối tượng tham gia dự án. Bài viết xuất sắc nhất được trao cho bạn Lê Thị Bụi,một cô gái khuyết tật nặng, suốt 20 năm không bước chân ra khỏi nhà, không được mọi người biết đến sự tồn tại của mình, nhưng từ khi tham gia các hoạt động của dự án, Bụi đã có nhiều tự tin, dám lên tiếng nói cho những quyền lợi của mình và được những người xung quanh công nhận giá trị của bản thân.Và còn nhiều những câu chuyện thay đổi tích cực khác cũng nhận các giải thưởng có giá trị.Nhưng giá trị lớn nhất vẫn là chính những câu chuyện ấy đã chứng minh cho xã hội thấy rằng nếu được tạo điều kiện và được trao cơ hội bình đẳng, NKT dù nặng nhất cũng có thể trở thành người đi xây dựng cộng đồng hiệu quả. Sau cuộc thi, những câu chuyện đạt giải sẽ được in và gửi đến cộng đồng.

Dự án Sống Độc Lập không những đã làm thay đổi cuộc đời của NKT mà còn tác động mạnh mẽ đến những người không khuyết tật khác. Bạn Trần Thị Trung Thu (PA – người hỗ trợ cá nhân) bộc bạch: “Trong những lúc tôi cảm thấy thất vọng trong cuộc sống, chính NKT đã động viên và trở thành điểm tựa của tôi. Sức sống mạnh mẽ và nghị lực vươn lên số phận của họ đã giúp tôi nhận thấy được nhiều điều ý nghĩa trong cuộc đời của mình”.

 alt

Đại diện dự án tổng kết những thành quả, thách thức và bài học kinh nghiệm

Đại diện dự án, anh Nguyễn Thanh Tùng và chị Liêu Thị Ngọc Hiếu (nhân viên dự án) tổng kết lại những thành quả mà dự án đã  đạt được trong suốt thời gian qua. Sau 3 năm, dự án đã tổ chức thành công 23 khoá tham vấn đồng cảnh với tổng 300 lượt tham gia của hơn 80 NKT, 28 đợt trải nghiệm, dã ngoại với tổng 527 lượt tham gia của hơn 80 NKT đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho NKT và giúp cộng đồng hiểu hơn về nhu cầu được tiếp cận các công trình công cộng của NKT. Tập huấn kỹ năng hỗ trợ NKT đã tổ chức được 9 khoá quy mô lớn với tổng 245 lượt tham gia của hơn 200 sinh viên, cộng tác viên và tình nguyện viên cùng 21 khóa tập huấn kỹ năng mềm với tổng 527 lượt tham gia của hơn 80 NKT như làm việc nhóm, nói chuyện trước đám đông; quản lý chi tiêu…nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc sống độc lập. Trong vận động biện hộ, dự án cũng đã thực hiện 2 kiến nghị trang bị xe buýt sàn thấp tiếp cận cho NKT (có hơn 500 chữ ký ủng hộ) và trang bị xe lửa, tàu điện ngầm tiếp cận đến Uỷ ban Nhân dân Tp. HCM, Sở giao thông vận tải, Cục quản lý đường sắt. Ngày 03/07/2013, Liên hiệp HTX Vận tải TP.HCM đưa vào sử dụng 2 chiếc xe buýt tiếp cận chuyên dùng cho NKT và tăng cường thêm 22 chiếc xe buýt sàn thấp.Đại diện tuyến tàu điện ngầm (Metro 2) cũng đã nhờ DRD tư vấn làm thế nào để có giải pháp tốt nhất cho NKT tiếp cận với hệ thống vận chuyển nhanh bằng tàu điện ngầm.

altEm Phan Thị Rát chia sẻ tại hội thảo

Bên cạnh những thành công đáng kể thì dự án cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Vẫn còn một số NKT phụ thuộc vào gia đình và chưa hiểu sâu sắc quyền sống độc lập. Nguồn PA khó ổn định cùng với ngân sách còn hạn chế. Thêm vào đó, một số lý do khách quan khiến các cấp có thẩm quyền vẫn chưa thực sự quan tâm tới phong trào sống độc lập. Tuy nhiên, dự án luôn ấp ủ rất nhiều hy vọng khi đã thay đổi được nhiều nhân tố trẻ có thể tác động mạnh mẽ đến cộng đồng xã hội. Bạn Phan Thị Rát (trưởng nhóm Đột Phá) – cô sinh viên khuyết tật vốn rụt rè, nhút nhát; nhưng chỉ sau 3 năm tham gia dự án, nay cô gái 22 tuổi này đã khẳng định được năng lực của bản thân bằng việc trở thành 1 trong 12 tấm gương NKT tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2013. Rát chia sẻ: “Từ khi tham gia các hoạt động tại DRD, mình mới tìm thấy được con người thật sự của chính mình. Mình cảm thấy tự hào về bản thân khi đã vượt qua mặc cảm khuyết tật mà tự tin cùng với mọi người chứng tỏ rằng NKT hoàn toàn có năng lực”.

alt

Bà Dương Hiền Hạnh Phó khoa công tác xã hội, trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, cố vấn dự án tàu điện ngầm Metro 2

Bà Dương Hiền Hạnh phát biểu: “Tôi được biết đến DRD khi đang làm cố vấn cho dự án tàu điện ngầm số 2 của thành phố. Tuyến tàu điện ngầm này hướng đến việc hỗ trợ nhiều hơn cho cộng đồng và tác động không nhỏ đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có NKT. Sau khi đến DRD và biết đến dự án Sống Độc Lập, tôi đã hiểu rõ hơn về NKT và đặc biệt là thật sự hiểu rõ quyền được thụ hưởng của NKT. Nếu được tạo điều kiện, tạo cơ hội, họ hoàn toàn có thể làm được những điều có ích cho xã hội.”

 alt

Đại diện Human Care Association,ông HiroakiFurihata

Ông Hiroaki Furihata nói thêm: “Tôi rất vui khi nhìn thấy thành quả hôm nay của dự án. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục là những người dẫn đầu, khơi mào trong dự án này trong tương lai và sẽ tuyệt vời hơn nếu các bạn có thể kêu gọi nhiều thành phần khác trong xã hội tham gia để dự án ngày càng lớn mạnh và bền vững mãi mãi.”

Với những thành quả đã đạt được, DRD luôn hy vọng dự án Sống Độc Lập sẽ ngày càng phát triển bền vững và luôn là chiếc cầu nối để NKT có thể tiếp cận cộng đồng đồng thời khẳng định được giá trị của họ.

Bản tin DRD

THƯ NGỎ HỘI THẢO LƯỢNG GIÁ 3 NĂM HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN SỐNG ĐỘC LẬP

01/12/2013 Leave a comment

Nhằm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại gia đình và cộng đồng, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD triển khai thực hiện dự án Sống độc lập từ 01/08/2010 dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association). Sống độc lập không có nghĩa là người khuyết tật phải tự làm mọi thứ hoặc sống một mình. Sống độc lập là một triết lý, là một sự khẳng định giá trị của người khuyết tật trên cơ sở tự lựa chọn, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

alt
Xã hội đầy rào cản nhưng Người khuyết tật hoàn toàn có quyền tham gia tất cả các hoạt  động của cộng đồng

Ba năm qua, mô hình Sống độc lập đã, đang góp phần giúp người khuyết tật tăng dần sự tự tin, nhận thức đầy đủ quyền tham gia các hoạt động xã hội thông qua các hoạt động tham vấn đồng cảnh, chương trình sống độc lập – trải nghiệm thực tế bằng các chuyến dã ngoại, cung cấp dịch vụ người hỗ trợ cá nhân,… Nhiều gia đình, bạn bè của người khuyết tật vui mừng với những thay đổi tích cực của con em họ và nhìn nhận đúng hơn về quyền được tham gia học tập, việc làm, vui chơi giải trí, các phương tiện công cộng, yêu và kết hôn của người khuyết tật. Những thay đổi tích cực này chứng tỏ mạnh mẽ tính hiệu quả của mô hình sống độc lập đã và đang lan rộng khắp thế giới.

Quý vị đến với hội thảo lượng giá 3 năm hoạt động dự án Sống độc lập để làm gì?

Để lắng nghe những thành quả, bài học kinh nghiệm do dự án Sống độc lập triển khai thực hiện trong ba năm qua.

Để lắng nghe những thay đổi của người khuyết tật từ khi tham gia dự án.

Để lắng nghe những suy nghĩ, cảm nhận từ người thân, bạn bè của người khuyết tật về những thay đổi tích cực của con em họ.

Và quý vị, những tấm lòng đang hướng đến người khuyết tật cũng đang góp phần trong việc tạo cơ hội hoà nhập, chung tay phát triển mô hình sống độc lập đến với nhiều người khuyết tật hơn.

Trân trọng kính mời quý vị tham dự Chương trình lượng giá 3 năm hoạt động dự án Sống độc lập do Trung tâm Khuyết tật & Phát triển – DRD tổ chức vào lúc: 08:00 đến 12:00, 08/12/2013, tại Hội quán Đời Rất Đẹp số 91/8E Hoà Hưng, P.12, Q.10, Tp.HCM

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ và phúc đáp cho chị Huỳnh Kim Phụng trước ngày 05/12/2013 hoặc gửi email: song-doc-lap@drdvietnam.comhoặc điện thoại 0167 887 2057.

Trân trọng!

TỰ TIN NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

17/11/2013 Leave a comment

Chủ nhật vừa qua, ngày 17/11/2013, dự án Sống Độc Lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association) đã tổ chức chuyên đề “Kỹ năng nói chuyện trước đám đông” dành cho 20 người khuyết tật (User) và người không khuyết tật (PA). Mục đích chương trình nhằm tạo cơ hội cho tham dự viên tự tin vào năng lực trình bày trước đám đông.

alt 

Nỗi sợ hãi nói chuyện trước đám đông là “chuyện không của riêng ai”. Thậm chí giới thiệu bản thân cũng là một “thử thách”, các bạn cảm thấy run run, mất bình tĩnh và quên hết thông tin cần chia sẻ. Để nói chuyện lưu loát, tự tin chúng ta cần luyện tập, tham gia nhiều hoạt động tập thể, sự dạn dĩ sẽ tăng theo số lần tham gia”: MC Anh Luân mở đầu chương trình.

Nhiều bài tập căn bản liên quan tới luyện thanh và giữ nhịp thở được tham dự viên thực hành nhiệt tình và sôi nổi. Họ nhận thấy việc kiểm soát giọng nói theo nhịp thở sẽ dễ dàng giữ bình tĩnh hoặc trước khi trình bày hãy tự kỷ ám thị câu nói “Tôi là người tự tin” Tôi sẽ làm được” thì mọi việc có vẻ thuận lợi hơn.

alt

Thảo luận nhóm

Một tham dự viên chia sẻ:“Tôi thấy chương trình vui và bổ ich, đáp ứng mong đợi, nó giúp tôi lạc quan, biết khen ngợi và động viên cho bản thân mình trong những lúc hồi hộp, mất bình tĩnh.”

Khép lại chương trình là phần thảo luận “những điều đạt được và chưa đạt được” của chương trình sống độc lập, qua đó các bạn được dịp thực hành kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Tất cả không ngoài mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tự tin hoà nhập xã hội.

Bản tin DRD

CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

29/10/2013 Leave a comment

Ngày 29/10/2013, dự án Sống Độc Lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association) đã thực hiện Nhóm hỗ trợ với chủ đề Lễ hội Hallowen.

Chương trình vẫn tuân thủ quy tắc và mục tiêu trong tham vấn đồng cảnh để thực hiện Nhóm hỗ trợ. Dịp này cũng giúp 20 tham dự viên có thêm cơ hội chia sẻ kinh nghiệm tổ chức lễ hội sao cho phù hợp với từng thành viên trong nhóm. Đây cũng sẽ là kết quả đầu ra trong phần thực hiện chương trình sống độc lập (một trong các nội dung quan trọng trong tham vấn đồng cảnh).

Một số tham dự viên phát biểu: “Họ rất vui vì được lắng nghe và chia sẻ cách thức thực hiện cho sự kiện Hallowen năm 2013. Họ chuẩn bị sẵn sàng cho những bộ trang phục “kinh dị – dễ thương” và cùng nhau trải nghiệm cảm giác thú vị của chương trình đặc biệt này.”

 

alt 

Bản tin DRD

THAM QUAN THƯ VIỆN VÀ TÌM HIỂU VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CỦ CHI

27/10/2013 Leave a comment

Mặc dù mấy ngày qua thời tiết Sài Gòn ảnh hưởng của bão, nhưng không vì thế mà những hoạt động Chương trình Sống Độc Lập dành cho người khuyết tật thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD không diễn ra. Sáng chủ nhật 27/10/201, tại công viên Lê Thị Riêng, Q.10, hơn 30 tham dự viên gồm anh chị khuyết tật, người hỗ trợ cá nhân, tình nguyện viên đã tập trung khá đông để chuẩn bị cho chuyến đi “Về thăm Đất Thép”. Mục đích của chuyến đi là nâng cao nhận thức cho người khuyết tật và cộng đồng hiểu hơn về nhu cầu được tiếp cận đối với các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí…

alt

Điểm đến thứ nhất của đoàn là Thư viện mini Cô Ba – thư viện cá nhân đầu tiên do bạn Huỳnh Thanh Thảo một người bị bệnh xương thủy tinh sáng lập vào tháng 3 năm 2009. Thư viện mới được xây lại nên không gian rộng và khá thoáng mát với gần 3.000 đầu sách, báo các loại. Sau phần giới thiệu của “cô chủ thư viện” là trò chơi liên quan tới sách diễn ra khoảng 30 phút, mọi người nhanh chóng ghi vội vài dòng vào quyển lưu bút của thư viện để tiếp tục hành trình.

Điểm đến kế tiếp – Khu Du Lịch Sinh Thái Củ Chi có diện tích khá rộng (cách thư viện mini Cô Ba khoảng 45 phút). Đường đi hơi khó khăn đối với các bạn khuyết tật (vì đường lát toàn đá sỏi, gập ghềnh…) nhưng điều đó không làm các bạn vơi đi niềm vui thích mà những bước chân khập khiểng ấy vẫn cứ háo hức giữa đoạn đường rát bỏng vì nắng.

alt

 alt

alt

Ăn trưa xong đến 13h30 đoàn được đi xem múa hát với những giai điệu Tây Nguyên. Các cô gái uyển chuyển trong trang phục dân tộc làm chúng tôi như có cảm tưởng đang đứng giữa núi rừng Cao Nguyên lộng gió với rượu cần cùng tiếng cồng chiêng. Xem múa hát xong đoàn lại được chị hướng dẫn viên cho đi xem… “ đua heo”. Những chú Heo Mọi ục ịch, ngắn ngủn chạy lăn tăn trông rất đáng yêu.

Nếu những chú Heo đã làm không khí kịch tính thì phần xem “Vịt khiêu vũ” cũng không kém phần vui nhộn… Các bạn Vịt vẫy cánh lên bờ cũng là lúc trời chiều dần buông xuống và đoàn của chúng tôi phải tạm biệt vùng đất Củ Chi để về lại Sài Gòn.

Một ngày trải nghiệm, vui chơi ở khu vực ngoại thành đã khép lại trong tiếng cười giòn tan. Tuy mệt và vất vả đối với những người khuyết tật nhưng cứ mỗi lần được trải nghiệm là thêm một lần bản thân họ hiểu hơn về giá trị của chính mình.

Thiên Thần Không Đôi Chân

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI ĐỒNG CẢNH

20/10/2013 Leave a comment

Nhằm giúp người khuyết tật có cơ hội chia sẻ và lắng nghe những trải nghiệm với các bạn đồng cảnh, ngày 20/10/2013, dự án Sống Độc Lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD đã tổ chức “Tham vấn đồng cảnh” cho 17 anh chị đang sinh sống trên các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh, đây là hoạt động khá quen thuộc do dự án thực hiện hàng tháng.

Xuyên suốt chương trình là các phiên tham vấn được tiến hành theo nhiều chủ đề khác nhau cùng với sự tương tác giữa các bạn đồng cảnh. Sự tương tác này đòi hỏi tham vấn viên khơi gợi khả năng của khách hàng, vì khách hàng là người có đầy đủ sức mạnh để nhận ra tiềm năng cũng như là người tự chịu trách nhiệm cách thức giải quyết vấn đề của bản thân.

alt

Bạn B.T.T.H – một tham dự viên chia sẻ: “Lần đầu tôi tham gia chương trình kéo dài cả ngày, có một chút thay đổi trong suy nghĩ. Chủ đề – Vui với khuyết tật của mình – đã gây ấn tượng sâu sắc trong tôi, tại sao các bạn đồng cảnh biết chấp nhận là người khuyết tật, còn tôi thì không nhỉ? Có lẽ tôi cần thêm thời gian…”

Một tham dự viên khác bày tỏ: “Tôi bối rối khi thấy khách hàng của tôi khóc khi thực phiên tham vấn mẫu… Chứng tỏ nhu cầu được chia sẻ và lắng nghe thực sự cần thiết và không của riêng ai”.

Khép lại chương trình là phần lượng giá, các thành viên “nồng cốt” đã chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người… Tất cả đều mong muốn chương trình tham vấn đồng cảnh ngày càng tốt hơn và lan rộng với các bạn đồng cảnh khác.

Bản tin DRD

TẬP HUẤN KỸ NĂNG HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

12/10/2013 Leave a comment

“Từng phải sử dụng xe lăn trong một thời gian khá dài, vì vậy mình hiểu rất rõ những khó khăn trong di chuyển của người khuyết tật (NKT). Thế nên hôm nay mình đã có mặt ở đây để có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ NKT đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm mà mình có được cho các bạn tình nguyện viên (TNV) tham gia, để các bạn có thể hỗ trợ tốt hơn cho những du khách nước ngoài là NKT khi đi tham quan thành phố.” – Đó là những chia sẻ từ một bạn TNV của câu lạc bộ Sài Gòn Hot Pot khi tham gia buổi “Tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật” vào thứ 7 tuần vừa qua (12-10-2013) tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD. Chương trình do dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD tổ chức, dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association).

 

alt 

Tham gia chương trình có hơn 50 bạn TNV đến từ câu lạc bộ Sài Gòn Hot Pot và các bạn sinh viên ngành Marketing, trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. Dịp này, các bạn TNV được chia sẻ những thông tin về chương trình Sống Độc Lập như: mục tiêu, triết lý, hoạt động, đối tượng của chương trình Sống Độc Lập. Trải nghiệm những khó khăn của người khuyết tật vận động, cùng thảo luận về khó khăn và những điều có thể làm để hỗ trợ NKT ở các dạng tật. Qua phần trình bày dí dỏm và hài hước của chị Từ Mãnh Kỳ – cộng tác viên dự án Tiếp Cận. Các bạn TNV nắm rõ khái niệm về NKT và biết phân loại các dạng tật. Phần trình bày ban đầu đã mang lại khá nhiều thông tin bổ ích cho các bạn TNV khi mà những khái niệm như khuyết tật hay tàn tật, khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan và khuyết tật trí não,… vốn còn nhiều lạ lẫm với phần lớn các bạn. Và để có thể hỗ trợ tốt hơn cho người khuyết tật khi tham gia hòa nhập với cộng đồng thì những cử chỉ và thái độ trong giao tiếp với người khuyết tật là một kỹ năng đặc biệt quan trọng.

 

 alt

Thực hành kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật

Buổi chiều các bạn cùng tìm hiểu và làm quen với phương tiện hỗ trợ NKT vận động – xe lăn. Các bạn được giới thiệu về tổng quan của chiếc xe lăn, các thể loại và cấu tạo của xe đồng thời trực tiếp tham gia thực hành các kỹ năng như tháo lắp xe lăn, di chuyển xe lăn lên xuống dốc hay bậc tam cấp, di chuyển NKT từ xe lăn sang vị trí khác,… Rất nhiều bạn lần đầu tiên tiếp xúc với xe lăn cảm thấy lạ lẫm và lúng túng khi thực hiện thao tác tháo lắp các bộ phận của xe. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn cụ thể của nhân viên DRD, các bạn đã thực hiện các thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, nhiều bạn còn tỏ vẻ thích thú và hào hứng khi thực hành kỹ năng thú vị này. Được trực tiếp trải nghiệm cảm giác khi ngồi và di chuyển trên xe lăn. Điều này đã giúp tham dự viên hiểu rõ hơn những khó khăn mà NKT gặp phải. Trong vai NKT vận động, bạn Ái Trân (TNV) cho biết: “Mình đã thử cảm giác ngồi trên xe lăn. Đối với mình, việc ngồi trên xe lăn rất mới mẻ và thú vị. Được người khác đẩy từ phía sau làm mình cảm thấy rất thích nhưng bên cạnh đó mình cũng phần nào hiểu được những khó khăn của NKT khi di chuyển như lên dốc hay gặp chướng ngại vật. Qua buổi tập huấn mình đã hiểu và biết thêm rất nhiều về NKT. Hi vọng, trung tâm sẽ có thật nhiều buổi tập huấn như vậy để các bạn trẻ như mình có được nhiều kĩ năng mới mẻ và bổ ích. 

alt

Kết thúc một ngày tập huấn kỹ năng hỗ trợ NKT, tất cả tham dự viên đã tự trang bị cho mình thêm rất nhiều thông tin và những kỹ năng cơ bản để có thể hỗ trợ cho NKT. Và không chỉ riêng với câu lạc bộ Sài Gòn Hot Pot hay trường Đại học Kinh Tế mà dự án Sống Độc Lập cũng đã, đang và sẽ luôn mong muốn được chia sẻ những kỹ năng, kiến thức hỗ trợ người khuyết tật cho mọi người để góp phần đưa NKT hòa nhập hơn với cộng đồng xã hội. Và có lẽ câu nói cuối chương trình là điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tham dự viên – “Chính góc nhìn của bạn về NKT sẽ giúp NKT tự tin hơn để bước ra ngoài hoặc sẽ ở nhà mãi mãi”.

Hồng Ân – CTV

SỐNG ĐỘC LẬP – VUI THÁC GIANG ĐIỀN

29/09/2013 Leave a comment

“Vui thác Giang Điền” là tên gọi của chương trình do dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD tổ chức vào ngày 29/9/2013, dưới sự tài trợ của Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản (Human Care Association). Hơn 30 người (bao gồm người khuyết tật và P.A- người hỗ trợ cá nhân) đã tham gia vào chuyến đi này.

Phương tiện di chuyển được lựa chọn trong dịp dã ngoại này là xe buýt tiếp cận số 104 – một trong 2 chiếc xe chuyên dụng dành cho người khuyết tật theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó giúp cho tất cả mọi người dễ dàng lên xe, chọn cho mình chỗ ngồi phù hợp mà không cần nhiều tới sự hỗ trợ của tình nguyện viên.

Hành trình bắt đầu lúc 7g30, nhưng bác tài xế xe buýt 104 đã đến chờ sẵn từ trước 6g, đó là minh chứng cho sự tiếp cận không chỉ ở cơ sở vật chất mà ngay cả thái độ phục vụ. Háo hức và hồi hộp cho chuyến đi khá xa, nhiều bạn cũng đã đến từ rất sớm.

Thời gian di chuyển gần 2 tiếng đồng hồ dường như không thành vấn đề với cả đoàn vì những trò chơi vui nhộn được tổ chức trên xe. Trò chơi “tôi muốn bạn…” đã đem lại rất nhiều tiếng cười bởi những lời yêu cầu rất táo bạo như: “Tôi muốn bạn tát người bên cạnh 1 cái bép” hay “Hãy vẽ râu cho người bên cạnh” và “Hãy thuyết phục để người đằng trước bạn nói lời yêu bạn”… Và tất nhiên, mọi yêu cầu, mong muốn dễ thương ấy đều được đáp ứng.

alt 

“Nào mau lên đường, khi trời còn sáng bạn ơi. Cùng nhau bắt đầu, để cùng gặt hái xanh tươi” – lời bài hát Lên đường được bắt nhịp cất lên như càng làm cho sự háo hức trong lòng mọi người tăng lên gấp bội.

Và cuối cùng cũng đã đến nơi! Khu du lịch thác Giang Điền đã bày ra trước mắt.

Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền được nhiều người ví như Đà Lạt của Miền Đông. Từ cảnh quan sông nước hùng vĩ của Thác Giang Điền, đến cảnh quan êm đềm thơ mộng bên những bải cỏ dọc bờ sông Buông, triền đồi lượn sóng, với cảnh quan, cây xanh bóng mát, cỏ hoa đua nhau khoe sắc và khí hậu dịu mát trong lành là những điểm cộng cho địa điểm này. Nhưng cũng như khu du lịch Bửu Long mà đoàn đã đi dã ngoại vào tháng 4 vừa rồi, vấn để tiếp cận cũng không được chú trọng ở đây. Những lối đi gập ghềnh, nhiều bậc thang, những con dốc cao, nhà vệ sinh hẹp… Đặc biệt, khu vực đẹp nhất của khu du lịch là thác nước từ trên cao đổ xuống thì địa hình lại khá hiểm trở, nên mọi người hầu như không tiếp cận được thác mà chỉ đứng nhìn từ xa.

alt

alt

Những trò chơi vui nhộn với nguyên liệu chính là bóng bay được diễn ra trên thảm cỏ xanh mướt. Mọi người cùng nhau thổi bong bóng, tưng bóng và chia 2 đội lần lượt 2 người giữ bóng bằng vai, đầu di chuyển về đích. Trò “Team Building” kết dính bóng bay thành những hình thù khác nhau sao cho thật vững chắc và có ý nghĩa là trò chơi làm mọi người thích thú nhất, bởi nhờ nó mà tinh thần đoàn kết của cả nhóm được đề cao hơn.

 

alt

Sau đó, nhóm ăn trưa tại nhà hàng nằm trong khuôn viên khu du lịch. Chiều, đoàn tiếp tục tham quan cảnh đẹp và chụp hình lưu niệm. Niềm vui lớn là sự quan tâm và giúp đỡ của những du khách tại khu du lịch thác Giang Điền. Họ đã không ngần ngại khiêng xe lăn của bạn Hồng Ngọc (khuyết tật vận động ngồi xe lăn) xuống nhiều bậc thang để xuống gần khu vực thác hơn. Họ đưa đôi tay, đôi vai ra làm điểm tựa cho bạn Như Ý (khuyết tật vận động, dùng nạng) di chuyển chậm xuống từng bậc tam cấp một. Họ lấy dù che mưa cho một vài bạn trong đoàn đỡ bị ướt khi trời mưa lớn. Họ sẵn sàng chia sẻ không gian nhà chòi mà nhóm mình đang sinh hoạt cho một số bạn khuyết tật của đoàn vào đứng trú mưa… Mưa khá lớn và gió lạnh, nhưng lòng người thấy vô cùng ấm áp.

Đến 14g, đoàn bắt đầu di chuyển ra xe để về. Dường như mọi người đều đã thấm mệt, nhưng tiếng cười, câu hát đã xóa tan hết mọi mệt mỏi. Điều được giữ lại trong lòng mọi người ngày hôm nay, chắc chắn sẽ là những kỷ niệm vui, chứ không đơn thuần là những bức ảnh đẹp.

Sống độc lập sẽ lại hứa hẹn những chuyến đi…

THANH HOA